Hoạt động chính trị Thinzar Shunlei Yi

Trước năm 2021

Sau khi chuyển đến Yangon, Thinzar Shunlei Yi đã trải qua một sự thay đổi về ý thức hệ. Cô ít ủng hộ quân đội hơn sau khi gặp một số tù nhân chính trị cũ tại cơ sở của Trung tâm Mỹ tại Yangon, và coi Aung San Suu Kyi là người truyền cảm hứng cho các hoạt động sau này của mình.[3][9]

Cô đã bắt đầu hoạt động chính trị từ năm 2012 khi đồng tổ chức một cuộc tuần hành ôn hòa vào Ngày Quốc tế Hòa bình.[10] Cuối cùng, cô trở thành nữ điều phối viên quốc gia đầu tiên của Đại hội Thanh niên toàn quốc, và là chủ tịch Mạng lưới thanh niên Yangon.[11][12] Trong thời gian này, cô thường xuyên bị quấy rối trực tuyến và bôi nhọ (en) trên các trang web khiêu dâm.[2][11]

Năm 2017, cô đồng sáng lập và dẫn chương trình Under 30 Dialogue (tạm dịch: Đối thoại dưới 30 tuổi), một chương trình truyền hình định hướng chính trị cho giới trẻ trên Mizzima TV.[9][13] Hiện không rõ tình trạng của chương trình sau sự kiện Đảo chính năm 2021.[13]

Vào năm 2018, cô và 16 nhà hoạt động khác, bao gồm Maung Saungkha, bị giam giữ vì phản đối cuộc đàn áp người Rohingya.[9] Các vụ xét xử cô kéo dài trong hai năm và kết thúc bằng một bản án.[10] Cô đã bày tỏ sự thất vọng về Aung San Suu Kyi, người mà trước đây cô từng coi như thần tượng, vì sự thụ động của bà trong vụ đàn áp.[9]

2021–nay: Hậu đảo chính

Sau cuộc đảo chính tháng 2 năm 2021, Thinzar Shunlei Yi lập tức lẩn trốn để tránh bị truy bắt[14][15] ngay sau khi lệnh bắt giữ cô được công bố vào tháng 3 hoặc 20 tháng 4.[10][16][17] Việc thường xuyên bị tiết lộ thông tin cá nhân bởi các nguồn tin thân Tatmadaw khiến cô phải thay đổi nơi ẩn nấp thường xuyên quanh vùng Yangon.[11][15] Một số người bạn của cô đã bị bắt cóc, tra tấn và giết hại.[18][19] Vào tháng 5 năm 2021, cô đã làm chứng thông qua video call trước Ủy ban Đặc biệt về ngoại giao của Hạ viện Anh về tình trạng của Myanmar dưới sự quản lý của chính quyền quân sự.[20] Sau một tháng rưỡi lẩn trốn, cô lánh nạn trong rừng nhiệt đới của Miến Điện và gia nhập một nhóm phiến quân, nhưng đến cuối cùng đã rời bỏ.[15] Một tháng sau đó, mùa hè năm 2021, Thinzar Shunlei Yi đã vượt qua biên giới Myanmar–Thái Lan để tìm nơi lưu vong và kể từ tháng 1 năm 2022, người ta không còn biết tung tích chính xác của cô.[15]

Thinzar Shunlei Yi với Thứ trưởng Ngoại giao Richard Stengel tại lễ trao giải Nhà lãnh đạo trẻ mới nổi 2016

Năm 2022, cô xuất bản tự truyện với một nhà báo Pháp.[13][15] Kể từ năm 2022, cô đang điều hành chiến dịch #Sisters2Sisters nhằm mục đích nâng cao nhận thức về bạo lực tình dục do chính quyền quân sự gây ra và là cộng tác viên thường xuyên trên các hãng tin phương Tây như CNNThe Australian.[10][15][21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thinzar Shunlei Yi https://twitter.com/thinzashunleiyi/status/1459950... https://www.theatlantic.com/international/archive/... https://web.archive.org/web/20230402204143/https:/... https://myanmarmix.com/en/articles/5-female-activi... https://web.archive.org/web/20230401160210/https:/... https://www.thetimes.co.uk/article/thinzar-shunlei... http://www.worldcat.org/issn/0140-0460 https://www.worldcat.org/issn/0140-0460 https://web.archive.org/web/20230402061358/https:/... https://www.abc.net.au/news/2021-07-29/the-shadowy...